Ô số 5A, Tầng 1, Tòa Sunrise Building IIIB, KĐT Sài Đồng, P. Phúc Đồng, Q. Long Biên, Hà Nội
Giờ làm việc: 8h - 18h / Thứ 2 - 7 hàng tuần

Tin tức

KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÔNG VIỆC PHẢI LÀM

16/09/2020

Rất nhiều bạn sinh viên kế toán mới ra trường chưa hình dung được ngoài thực tế thì kế toán tổng hợp phải làm những việc gì. Sau đây Kế toán thuế QC xin mô tả các công việc của kế toán tổng hợp phải làm trong công ty thực tế chi tiết và cụ thể theo ngày, tháng, quý, năm:

I. Trách nhiệm, công việc của kế toán tổng hợp phải làm

kế toán tổng hợp công việc phải làm

Hình ảnh nhân sự kế toán thuế QC

1. Công việc hàng ngày:

  • Hướng dẫn nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động và giải đáp thắc mắc.
  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Các hoạt động của DN liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN: Có thể là việc mua bán hàng hóa, CCDC, TSCD,… thực hiện Thu tiền/ chi tiền,..
  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT.
  • Theo dõi và quản lý công nợ.
  • Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm; tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang.
  • Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập-Xuất-Tồn kho), thời gian tồn kho tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho.

2. Công việc hàng tháng:

  • Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức sản phẩm.
  • Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương.
  • Lập bảng phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn , dài hạn, công cụ dụng cụ...Hạch toán các khoản phân bổ đó
  • Tính và trích khấu hao tài sản cố định. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ.
  • Kiểm kê tài sản cố định định kỳ 6 tháng; - Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng;
  • Thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển. - Lập các Báo cáo Thuế theo quy định. + VD: Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN..
  • Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN
  • Lập các Báo cáo Nội bộ theo yêu cầu Nhà Quản lý như: Báo cáo quản trị (Báo cáo tài chính, báo cáo tổng chi phí, doanh thu ... )

3. Công việc hàng quý:

  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý (Nếu DN đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý).
  • Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý. Thuế TNDN: Không cần nộp tờ khai. Tự tính số tiền thuế TNDN (Nếu có phát sinh thì đi nộp tiền thuế TNDN)
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý.
  • Lập các báo cáo nội bộ (Theo yêu cầu của quản lý)
  • Tổng hợp số liệu hạch toán từ các phân hệ Phải thu, Phải trả, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán giá thành, lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản;
  • Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết từng phần hành với sổ cái;

4. Công việc hàng năm:

a. Đầu năm:
  • Nộp tiền thuế Môn bài (đối với những doanh nghiệp đã và đang hoạt động)
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài (Đối với nhưng doanh nghiệp mới thành lập)
  • Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như: Kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.
b. Cuối năm:
  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
  • Lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản năm.
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN
  • Lập báo cáo tài chính.
  • Lập báo cáo quản trị (theo yêu cầu của quản lý)
  • In sổ sách theo quy định (sổ quỹ, ngân hàng,báo cáo nhập xuất tồn kho,sổ chi tiết,....)

II. Quyền hạn kế toán tổng hợp

  • Trực tiếp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát hiện sai
  • Yêu cầu các kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời và đầy đủ theo qui định.

III. Quan hệ công việc kế toán tổng hợp:

1. Quan hệ nội bộ:

  • Tất cả các nhân viên, phòng ban trong công ty.
  • Nhận sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán.
  • Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên.

2. Quan hệ bên ngoài:

  • Cục thuế;
  • Ngân hàng;
  • Khách hàng;
  • Nhà cung cấp.

*** Lưu ý: tùy vào từng công ty mà công việc có thể thay đổi theo yêu cầu của công ty đấy. Kế toán thuế QC chia sẻ mô tả công việc trên giúp các bạn trang bị thêm những kiến thức hưu ích để phục vụ công việc của mình một cách thuận lợi nhất.

Chúc Các Bạn Thành Công!

Thích

Bài viết khác

Dịch vụ Nhận Làm Báo Cáo Thuế Tại Nhà: Sự Tiện Lợi và Chuyên Nghiệp từ Kế Toán Thuế QC

Dịch vụ Nhận Làm Báo Cáo Thuế Tại Nhà: Sự Tiện Lợi và Chuyên Nghiệp từ Kế Toán Thuế QC

Trên hành trình của sự phát triển kinh tế, việc duy trì hồ sơ thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, với nhiều người, việc xử lý báo cáo thuế thường gây ra sự phức tạp và lo lắng
MỪNG SINH NHẬT KẾ TOÁN THUẾ QC 8 TUỔI

MỪNG SINH NHẬT KẾ TOÁN THUẾ QC 8 TUỔI

Ngày 08/09/2023 là một ngày đặc biệt, đánh dấu mốc son trên con đường phát triển của Kế Toán Thuế QC đang dần chuyển mình bước sang năm thứ 9, trong suốt 8 năm trôi qua Kế Toán Thuế QC đã và đang không ngừng nỗ lực, cố gắng trong hành trình mang lại những dịch vụ kế toán chất lượng cũng như những giải pháp tối ưu nhất cho Quý Doanh nghiệp.
Học Kế Toán Thuế Tại Kế Toán Thuế QC - Bước Đầu Tiên Hướng Tới Sự Chuyên Nghiệp

Học Kế Toán Thuế Tại Kế Toán Thuế QC - Bước Đầu Tiên Hướng Tới Sự Chuyên Nghiệp

Bạn muốn tìm hiểu về lĩnh vực kế toán thuế để nắm vững kiến thức tài chính và pháp lý cho sự nghiệp của mình? Không cần phải tìm kiếm nhiều, với Kế Toán Thuế QC, bạn sẽ có cơ hội học kế toán thuế từ những chuyên gia hàng đầu và trở thành người chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Tối ưu Hóa Tài Chính Doanh Nghiệp Với Công Ty Kế Toán Thuế QC

Tối ưu Hóa Tài Chính Doanh Nghiệp Với Công Ty Kế Toán Thuế QC

Bạn đang tìm kiếm một đối tác kế toán uy tín và chuyên nghiệp để giúp bạn quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả? Không cần phải tìm kiếm xa, với Kế Toán Thuế QC, bạn sẽ có ngay một đối tác đáng tin cậy để giúp bạn tối ưu hóa quản lý kế toán thuế cho doanh nghiệp của mình.
Triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID)

Triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID)

(Mã định danh khoản phải nộp (ID) là một dãy các ký tự được tạo trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế, có tính duy nhất cho từng hồ sơ thuế hoặc khoản phải nộp của người nộp thuế).
Đối với cá nhân cho thuê nhà, khai thuế như thế nào?

Đối với cá nhân cho thuê nhà, khai thuế như thế nào?

Bà Trần L.T.A. (Cần Thơ) có ký hợp đồng cho thuê nhà với công ty X, thời hạn 2 năm (từ 20/3/2022 đến 19/3/2024), giá cho thuê 15.000.000 đồng/tháng, phương thức thanh toán định kỳ 3 tháng/lần. Việc thanh toán được thực hiện trong thời hạn 7 ngày làm việc đầu tiên của mỗi kỳ thanh toán.
Đăng ký tư vấn kế toán miễn phí